Số 22, tổ 24A, KP 2A, Phường Trảng Dài, Thành phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam
Hotline: 0904825725 - 0904825725

Tin tức

Những sự cố thường xảy ra khi ép cọc bê tông

Khi tiến hành thi công ép cọc bê tông thường rất hay xảy ra những sự cố không giống như mong muốn. Bởi vậy ở bài viết này Ép Cọc Hoàng Thanh sẽ nói chi tiết về những sự cố có thể xảy ra khi ép cọc bê tông cho các công trình để bạn có thể phòng tránh khi thi công dự án của mình.

Những sự cố thường xảy ra khi ép cọc bê tông

Những sự cố trong khi thi công ép cọc bê tông

Hiện nay, điều kiện kinh tế vô cùng phát triển, đi đôi với đó thì nhu cầu xây dựng cũng đang ngày một cao. Đặc biệt các công trình xây dựng thì người ta luôn đặt 2 yếu tố bên vững và an toàn là quan trọng nhất.

Chính vì vậy khi xây dựng nhà cao tầng thì người ta thường lựa chọn móng cọc ép thay vì các loại móng nông vì độ chịu tải vì các loại móng nông vì độ chịu lực của móng cọc ép tốt hơn móng nông rất nhiều.

Những sự cố trong khi thi công ép cọc bê tông

Với khoa học kỹ thuật vô cùng hiện đại cùng với công nghệ đúc và ép cọc đang ngày càng được cải tiền về chất lượng, cũng như tính năng. Tuy nhiên trong quá trình ép cọc bê tông cốt thép vẫn có thể xảy ra một số điều không được suôn sẻ. Việc này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của công trình.

Chính vì lý do này mà dưới đây Ép Cọc Hoàng Thanh sẽ liệt kê một vài các sự cố thường gặp khi ép cọc bê tông để bạn có thể tránh khi tiến hành xây dựng công trình của mình nhé.

Cọc bị nghiêng, lệch khỏi vị trí thiết kế

Do gặp phải chướng ngại vật dưới lòng đất hoặc mũi cọc không vát đều thì khi ép chiếc cọc rất dễ bị nghiêng, lệch khỏi vị trí đã thiết kế. Để khắc phục tình trạng này thì bạn cần cho ngừng ngay việc ép cọc lại và cần phải đào vật cản ra rồi tiến hành tiếp, cũng như căn chỉnh lại vị trí của cọc rồi tiếp tục thi công.

Cọc bị nghiêng, lệch khỏi vị trí thiết kế

Cọc ép xuống bị cong, xuất hiện vết nứt gẫy ở cùng chân cọc 

Khi thi công ép cọc bê tông mà cọc bị cong, xuất hiện vết nứt thì thường do nguyên nhân cọc gặp phải chướng ngại vật quá cứng mà không thể nào ép qua được. Bởi vậy nếu thi công gặp phải trường hợp này thì bạn cần xem dị vật có kích thước ra sao.

Cọc ép xuống bị cong, xuất hiện vết nứt gãy ở cùng chân cọc

Nếu dị vật bé thì chỉ việc khoan hơi lệch sang vị trí bên cạnh, còn nếu quá lớn thì bạn cần phải tính toán số lượng cọc ép đã đủ chịu tải hay chưa hay phải tính toán lại số cọc cần thiết cho công trình.

Khi ép cọc chưa đến độ sâu thiết kế mà áp lực đã đạt

Khi gặp phải trường hợp này các bạn cần giảm bớt tốc dộ ép, tăng lực ép lên từ từ nhưng không được lớn hơn Pé max. Nếu cọc vẫn không xuống thì ngừng thi công và báo cáo lại với bên thiết kế để kiểm tra và xử lý.

Khi ép cọc chưa đến độ sâu thiết kế mà áp lực đã đạt

Nếu nguyên nhân dò do lớp cát hạt trung bị ép quá chặt thì bạn nên dừng việc thi công lại và chờ một thời gian cho độ chắt của lớp đất giảm dần rồi mới tiếp tục thi công.

Cọc đến độ sâu cần thiết mà đầu cọc vẫn chưa đạt yêu cầu khi tính toán

Ở trường hợp này thường xảy ra khi đầu cọc vẫn chưa đến lớp cạt hạt trung hoặc gặp các thấu kính, đất yếu,... Nếu gặp phải trường hợp này, chúng ta cần ngừng thi công và báo cáo với bên thiết kế để xác định nguyên nhân và tìm kiếm biện pháp xử lý.

Biện pháp xứ lý trong trường hợp này thường sẽ là nối thêm cọc khi kiểm tra và xác định rõ lớp đất bên dưới và lớp đất yếu sau đó ép cho đến khi đạt được áp lực cần thiết.

Cọc đến độ sâu cần thiết mà đầu cọc vẫn chưa đạt yêu cầu khi tính toán

Vậy bên trên là những sự cố thường xảy ra khi ép cọc bê tông và cách khắc phục mà Ép Cọc Hoàng Thanh gửi tới các khách hàng của chúng tôi. Chúc bạn có thể giải quyết mọi sự cố sau khi tham khảo qua bài viết này của chúng tôi nhé.

Dịch vụ khác