Như các bạn đã biết, hiện ở những thành phố lớn có rất nhiều nhà cao tầng hình thành ngày một nhiều nhằm phục vụ cho quá trình đô thị hóa đất nước. Tuy nhiên, để đảm bảo sự vững chắc cho các công trình xây dựng cũng như không gây ảnh hưởng để khu vực liền kề thì cần phải đầu tư một phần móng thật vững chắc.
Để có nền móng chắc, bền bỉ thách thức thời gian ta cần ép cọc bê tông cho móng. Như vậy việc ép cọc móng có tác dụng gì và ép cọc bê tông có những tác dụng nổi bật như nào, xin mời các bạn cùng Công Ty Ép Cọc Hoàng Thanh theo dõi thêm nội dung sau đây nhé!
Cọc bê tông là loại cọc treo hoặc chống ta thường thấy được áp dụng cho nhà dân dụng kể cả biệt thự hay những ngôi nhà cao tầng, nhà công nghiệp có sức tải trọng cực lớn. Cọc bê tông cốt thép được thiết kế có cấu trúc bền vững bằng vật liệu chọn lọc có thể ngăn chặn triệt để sự xâm thực của các hóa chất có hại trong nước bên phía dưới nền.
Kích thước của cọc bê tông ra sao thì còn tùy theo yêu cầu của công trình. Hình hạng của cọc bê tông có thể là hình tròn, tam giác hoặc là hình vuông. Có độ dài dài từ 6-20m và có thể dài hơn nữa nhưng bề ngang cũng phải tỷ lệ thuận với chiều dài của cọc. Các cọc ta có thể nối ép cọc bê tông cốt thép nhằm mục đích thích hợp với máy đóng cọc và phương tiện vận chuyển.
Móng của một công trình xây dựng ngày nay được phân loại thành nhiều móng:
Theo kinh nghiệm của kỹ sư hoặc thầy thợ thì tùy thuộc vào chiều cao hay tải trọng của công trình và tính chất địa chất của công trình mà họ sẽ dự toán và quyết định và chọn lựa loại móng thích hợp, an toàn và tối ưu kinh phí nhất có thể.
Với những công trình nhỏ như: Nhà ở, nhà trọ, nhà tạm cư trú và thấp tầng như nhà phố kể cả biệt thự thì phần nền móng được thiết kế cũng không quá phức tạp ngoại trừ địa chất nơi đó quá yếu (đất mềm, dễ lún, sạt lỡ, nằm gần ao hồ hoặc sát bờ sông,..)
Từ trước đến nay có khá nhiều dự án xây dựng do quá trình làm nền móng không đạt tiêu chuẩn, không đúng quy trình cũng như không đảm bảo về chất lượng nên thường xảy ra xé tường, sụt lún, thậm chí đổ sập ngay trong thời gian ngắn. Vậy hiện tượng này từ đâu mà ra?
Trên thực tế vì những hiện tượng không hay của các công trình trên vừa kể đến phần lớn là do gia cố nền móng công trình chưa tốt, không ép cọc đủ và đúng tiêu chuẩn thiết kế. Vậy để tránh được rủi ro cũng như đảm bảo công năng trong thi công các kỹ sư, thầy thợ cần nắm vững các tiêu chuẩn về ép cọc bê tông cho móng nhằm cho công trình vững chắc và bền vững thách thức được thời gian và tác động xung quanh.
Nhiệm vụ chính của ép móng cọc bê tông là chịu mọi tải trọng từ phía trên công trình xuống các lớp địa chất bên dưới và xung quanh nó. Móng cọc bê tông là một trong những loại móng đảm bảo chất lượng và được áp dụng phổ cập hàng đầu hiện nay. Đội ngũ thi công có thể dùng máy móc hạ hoặc đóng những cây cọc lớn xuống các tầng đất sâu. Nhờ đó mà có thể chống được sự trôi dạt, lún sụt, nứt móng,...
Vấn đề chính là móng khi làm nhà có những giải pháp như: cọc ép, cọc ép neo, cọc nhồi, cừ tràm,... thì có thế quy lại một phương pháp tính toán kết cấu như nhau. Tùy thuộc vào lực tải, trọng lượng công trình và địa chất ta có biện pháp thi công khác nhau nhưng về căn bản là ép cọc xuống sâu lòng đất để chịu lực cho toàn phần móng công trình.
Nhưng trên thị trường phần lớn hiện nay đều sử dụng cọc ép bê tông là chính bởi đây là giải pháp có ưu điểm là gọn gàng, thời gian thi công nhanh, ngoài ra còn có thể dự toán được trước tải trọng khi ép cọc và giá thành hợp lý thậm chí là báo giá trước khi thi công.
Cọc bê tông được chế tạo bằng hỗn hợp xi măng và kim loại thép làm phần xương rất vững chắc (cọc này có thể đặt mua tại công xưởng chuyên sản xuất) dùng đế đóng hoặc ép xuống lòng đất đến độ sâu nhất định bằng hệ thông máy móc hiện đại. Và mác bê tông để chế tạo cọc bê tông đạt tối thiếu từ 250.
Loại cọc bê tông phần lớn được thiết kế hình vuông (dễ sắp xếp) có kích thuốc từ 200x200 đến 400x400mm. Chiều dài thì tùy vào địa hình, địa chất của dự án mà kỹ sư sẽ tính toán cho độ dài khác nhau. Nếu chiều dài của cọc dự toán quá lớn ta có thể phân thành nhiều cọc nhỏ, sau đó sử dụng phương tiện chuyển và thiết bị hạ cọc.
Cọc bê tông chế tạo phải chuẩn thiết kế, độ dày lớp bảo vệ phải được đảm bảo tối thiểu là 3cm nhằm chống bong khi ép cọc và hạn chế tối đa rỉ sét cho phần cốt thép sau này.
Khuôn đúc cọc cần phải bôi trơn, chất chống dính để đảm bảo khi gỡ cọc bê tông không bị mất xi măng và giúp cọc có độ nhẵn bóng tốt hơn.
Khi thực hiện độ cọc bê tông phải đổ từ chân cho đến mũi cọc trong thời gian ngắn. Trong quá trình đổ cần phải dùng dùi dằm cho bê tông bết dính liền mạnh với nhau, hạn chế hiện tương rỗ hay bọng làm giảm chất lượng của cọc bê tông.
Cảm ơn quý khách và các bạn đã quan tâm đặc điểm cọc bê tông cũng như khái niệm và lý do vì sao cần phải sử dụng ép cọc bê tông. Để biết thêm chi tiết xin mời các quý khách liên hệ với Công Ty Ép Cọc Hoàng Thanh qua thông tin bên dưới.