Ép cọc bê tông là một trong những bước vô cùng quan trọng để quyết định được độ vững chắc của nền móng, khi xây dựng các công trình dân dụng. Bởi vậy bạn cũng đang có nhu cầu ép cọc bê tông cho các công trình dân dụng, nhưng bạn không biết nên lựa chọn loại cọc nào?
Hãy tham khảo ngay bài viết này của chúng tôi, ở bài viết này Ép Cọc Hoàng Thanh xin giới thiệu tới các bạn những loại cọc được sử dụng phổ biến nhất trong các công trình dân dụng.
Đây là loại cọc thường được sản xuất sẵn tại các xưởng sản xuất, hoặc được các công trường thi công đúc sẵn để có thể sử dụng các loại máy móc chuyên dụng tiến hành ép cọc bê tông xuống dưới lòng đất.
Đây là loại cọc thường được thiết kế với cấu tạo vuông và có chiều dài tiết diện cọc phụ thuộc vào địa chất và quy mô của công trình. Nếu chiều dài quá lớn thì có thể chia cọc thành những đoạn ngắn để có thể thuận tiện cho việc chở các thiết bị hạ cọc.
Loại cọc bê tông này thường có cạnh cọch có tiến diện khoản 20cm - 40cm, chiều dài cọc thường ngắn hơn 7m.
Đây là loại cọc được sản xuất theo những quy cách và khuôn khổ vô cùng cụ thể, được bảo dưỡng trên dây chuyền. Loại cọc này có hình dạng chủ yếu là các sản phẩm cọc hình tròn, mác bê tông ly tầm từ 500 trở lên.
Cọc bê tông ly tâm dựng ứng lực được sản xuất bằng phương pháp ly tâm. Chiều dài và bề dày thành cọc tùy thuộc vào đường kính ngoài của cọc. Loại cọc này thường được sử dụng cho các công trình xây dựng có điều kiện địa chất vô cùng đơn giản, không cóc nhiều chướng ngại vật cứng.
Việc hạ cọc có thể sử dụng các thiết bị đơn giản nhất như bằng búa, hay các loại máy ép cọc bê tông,... Bởi đây là loại cọc bê tông kết hợp với thép cường lực nên sẽ giảm được tiết diện cốt thép, giảm được trọng lượng giúp thuận tiện hơn trong việc vận chuyển, cũng như giúp giảm thiểu kinh phí thi công.
Nogià ra thì loại cọc bê tông này còn có khả năng chịu tải ngang rất lớn, do bê tông của loại cọc này được ứng dụng lực từ trước nên tăng khả năng chịu kéo, cũng vì thế mà có khả năng chống ăn mòn cũng rất cao.
Cọc bê tông khoan loại là loại cọc được đổ bê tông ngay tại công trình thi công, hỗn hợp bê tông sẽ được đổ trực tiếp vào những lỗ khoan hoặc ống thiết bị đã được khoan xuống dưới lòng đất.
Loại cọc này có đường kính cọc vô cùng đa dạng với chiều dài không có hạn định, tùy thuộc thiết kế tùy vào sức nặng của công trình và điều kiện khu vực địa chất.
Với đường kính 0.4m, 0.6m. 0.8m,... cho thấy tiết diện của loại cọc này lớn hơn rất nhiều so với 2 loại cọc được đúc sẵn. Sức chịu tải của loại cọc khoan nhồi lớn hơn rất nhiều so với cọc đúc sẵn, do đó só lượng các cọc được bố trí ít nên khi tải trọng công trình rất lớn thì ta nên sử dụng loại cọc khoan nhồi này.
Ưu điểm nổi bật nhất loại cọc này là có thể sử dụng đối với những địa hình đất có độ cứng cao thậm chí cọc đóng cũng không thể tới được.
Sức chịu tải ngang cũng rất lớn nên việc thi công có nhồi sẽ có chất rung nhỏ hơn nhiều so với thi công cọc đóng, thi công ép cọc bê tông khoan nhồi không gây chồi đất xung quanh, nên có thể dễ dàng thi công trong các khu đông dân cư.
Vậy bên trên là những thông tin về các loại cọc thường được sử dụng trong công trình dân dụng, mà chúng tôi cung cấp tới các bạn. Nếu bạn đang cần tìm hiểu thêm những kiến thức về ngành ép cọc bê tông thì hãy tham khảo thêm các bài viết khác của Ép Cọc Hoàng Thanh nhé.