Số 22, tổ 24A, KP 2A, Phường Trảng Dài, Thành phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam
Hotline: 0904825725 - 0904825725

Tin tức

Cách tính lực ép cọc bê tông khi thi công nền móng

Đối với bất kỳ một công trình nào, việc tính toán lực ép cọc bê tông là một bước vô cùng quan trọng để đảm bảo độ bền, độ vững chắc trong quá trình thi công nền móng.

Cách tính lực ép cọc bê tông khi thi công nền móng

Bên cạnh việc sử dụng công thức tính toán lý thuyết, các bảng quy đổi lực ép cọc bê tông giúp đơn giản hóa việc áp dụng vào thực tế, nhất là khi sử dụng các loại máy ép cọc bê tông tông khác nhau.

Vậy cụ thể thì việc tính toán lực ép cọc quan trọng ra sao? Làm sao để tính lực ép cọc? Hãy cùng Ép Cọc Hoàng Thanh cùng tìm hiểu qua bài viết này của chúng tôi nhé.

1. Tầm quan trọng của việc tính lực ép cọc bê tông

Biết cách tính lực ép cọc bê tông là một phần quan trọng trong xây dựng công trình, đảm bảo độ an toàn, bền vững và hiệu quả kinh tế.

Tầm quan trọng của việc tính lực ép cọc bê tông

Để giúp bạn hiểu rõ chi tiết hơn về tầm quan trọng của việc này, dưới đây chúng tôi sẽ nói chi tiết về từng các ưu điểm mà việc tính lực ép cọc bê tông mang lại với các công trình thi công nền móng.

1.1 Đảm bảo an toàn cho công trình của bạn

Lực ép cọc bê tông ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chịu tải của móng công trình. Nếu lực ép không đủ hoặc vượt quá mức cần thiết, công trình dễ gặp rủi ro như lún sụt hoặc nứt vỡ móng.

1.2 Tối ưu chi phí thi công

Để có thể tối ưu việc tiết kiệm chi phí khi thi công, thì việc tính toán đúng lực khi thi công ép cọc bê tông là một trong những điều không thể thiếu.

Tối ưu chi phí thi công

Việc này sẽ giúp bạn chọn loại cọc phù hợp, tránh việc sử dụng cọc quá dài, quá lớn hoặc thiết bị ép quá mạnh, gây lãng phí tài nguyên và chi phí không cần thiết.

1.3 Đáp ứng tiêu chuẩn về kỹ thuật

Để đảm bảo các thông số kỹ thuật, việc tính toán đúng lực ép của công trình là một điều thiết yếu để tuân thủ các quy định và giảm nguy cơ sai phạm trong quá trình thi công.

1.4 Tăng tốc độ thi công ép cọc

Khi lực ép được tính toán chính xác, quá trình thi công diễn ra nhanh chóng hơn, tránh tình trạng phải điều chỉnh cọc bê tông nhiều lần hoặc làm lại từ đầu.

Tăng tốc độ thi công ép cọc

1.5 Duy trì độ bền và hạn chế tác động môi trường

Một công trình có móng vững chắc sẽ đảm bảo tuổi thọ cao, giảm chi phí sửa chữa, bảo trì sau này. Đồng thời, giúp giảm thiểu việc thừa hoặc thiếu vật liệu xây dựng, hạn chế tác động xấu đến môi trường xung quanh như rung lắc đất hoặc phá hủy địa hình.

Duy trì độ bền và hạn chế tác động môi trường

2. Hướng dẫn xác định và tính lực chịu tải của cọc bê tông

Để đảm bảo chất lượng của công trình, quá trình tính lực ép cọc bê tông bao gồm điều cơ bản là xác định khả năng chịu tải của cọc và tính lực ép cọc bê tông. Dưới đây là công thức mà chúng tôi chia sẻ, để bạn có thể xác định khả năng chịu tải và tính lực ép của cọc.

2.1 Xác định khả năng chịu tải của cọc

Khi cần xác định khả năng chịu tải cửa cọc, bạn có thể sử dụng công thức tính khả năng chịu tải của cọc theo vật liệu. Cụ thể, bạn có thể tính theo công sức như sau:

Pvl​=φ(Rb​⋅Fb​+Rs​⋅Fs​)

Trong đó:

  • φ = 0.975 (hệ số giảm tải)
  • Rb: Cường độ chịu nén của bê tông (đơn vị kN/cm², tra bảng theo mác bê tông)
  • Fb: Diện tích mặt cắt ngang của cọc (đơn vị cm²)
  • Rs​: Cường độ tính toán của thép (đơn vị kN/cm²)
  • Fs​: Diện tích thép làm cốt (đơn vị cm²)

Hướng dẫn xác định và tính lực chịu tải của cọc bê tông

2.2 Tính lực ép cọc bê tông

Sau khi xác định khả năng chịu lực của cọ bê tông, các bạn đã có thể dựa vào các thông số của cọc tiếp tục tiến hành tính toán lực ép cọc. Các bạn có thể xác định theo công thức sau đây:

2Ptk​≤Peˊp​≤Pvl​

  • Peˊp: Lực ép thực tế
  • Ptk ​ : Tải trọng thiết kế của cọc

Lưu ý: Với phương pháp ép cọc tải, lực ép (Peˊp) là tổng khối lượng tải trọng đặt lên giàn máy. Còn đối với với máy ép thủy lực, cần đọc áp suất trên đồng hồ và dùng bảng quy đổi để tính lực ép.

Tính lực ép cọc bê tông

3. Bảng quy đổi lực ép cọc bê tông

Lực ép của cọc bê tông luôn được xác định trong khoảng Pmin​ (lực ép tối thiểu) và Pmax (lực ép tối đa), được nhà sản xuất ghi lại ở phần mác cọc.

Từ các số liệu này, bạn có thể sử dụng bảng quy đổi lực ép, để hỗ trợ bạn tính toán và tham khảo khi thi công ép cọc cho từng công trình. Tuy nhiên, bảng quy đổi của phương pháp ép cọc Neo và ép cọc dự ứng lực là không hề giống nhau.

Bảng quy đổi lực ép cọc bê tông

Để giúp bạn hiểu chi tiết hơn và tránh nhầm lẫn khi tính toán, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn bảng quy đổi lực ép của 2 phương pháp ép cọc bê tông này.

3.1 Bảng quy đổi lực ép cọc bằng giàn máy NEO

Áp suất (kg/cm²) Lực ép (tấn)
20 5.22
40 10.44
60 15.66
80 20.88
100 26.10
120 31.32
140 36.54
160 41.76
180 46.98
200 52.20
220 57.42
240 62.64
260 67.86
270 70.4

3.2 Bảng quy đổi lực ép cọc bằng giàn máy tải sắt

Áp suất (kg/cm²) Lực ép (tấn)
0 0
10 3.2
20 4.6
30 6.9
40 9.1
50 11.3
60 13.6
70 16.0
80 18.1
90 20.2
100 24.5
120 27.2
140 35.1
160 38.0
180 46.5
200 48.2
210 51.8

Vậy trên đây là cách tính lực ép cọc bê tông khi thi công nền móng mà chúng tôi chia sẻ tới các bạn. Kết thúc, mong rằng bài viết của Ép Cọc Hoàng sẽ hữu ích dành cho bạn, cũng như giúp bạn có một công trình thi công ép cọc chất lượng nhất.

Dịch vụ khác