Số 22, tổ 24A, KP 2A, Phường Trảng Dài, Thành phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam
Hotline: 0904825725 - 0904825725

Tin tức

Điều kiện để dừng thi công ép cọc bê tông

Ép cọc bê tông là một trong những hạng mục vô cùng quan trọng khi tiến hành xây dựng một công trình. Bởi đối với mỗi công trình, thì đều cần phải có nền móng vững chắc, thì mới có thể đảm bảo được sự kiên cố và an toàn cho toàn bộ công trình trong quá trình thi công và sử dụng.

Điều kiện để dừng thi công ép cọc bê tông

Tuy nhiên, trong khi thi công thì cũng sẽ có một vài trường hợp rất cần được quan tâm, cũng như phải dừng việc thi công lại. Vậy khi nào thì dược phép dừng thi công ép cọc bê tông? Hãy cùng Ép Cọc Hoàng Thanh tìm hiểu ngay ở bài viết này của chúng tôi nhé.

Những điều kiện để dừng ép cọc bê tông

Thông thường, sẽ có 2 chường hợp có thể xảy ra khiến việc thi công ép cọc bê tông bắt buộc phải dừng lại là khi hoàn thiện công trình và khi công trình gặp sự cố. Bởi đôi khi cũng có rất nhiều các công trình gặp phải những vấn đề khó khăn trong thi công, nên rất dễ xảy ra sai sót và phải dừng thi công ép cọc.

Những điều kiện để dừng ép cọc bê tông

Đối với mỗi trường hợp đều có những điều kiện khác nhau để có thể dừng công trình, để giúp bạn có thể hiễu rõ hơn về những điều kiện này thì dưới đây chúng tôi sẽ nói chi tiết hơn về từng trường hợp dừng phải dừng công trình thi công ép cọc bê tông.

Trường hợp dừng thi công ép cọc khi hoàn thiện công trình

Một trong những điều kiện để dừng ép cọc phổ biến nhất là khi đã hoàn thiện việc thi công ép cọc bê tông. Công trình ép cọc được hoàn thành khi đáp ứng được 2 điều kiện, là chiều dài cọc bê tông ép vào nền trong khoảng Lmin (chiều dài ngắn nhất) <= LC (chiều dài cọc đã hạ) <= Lmax (chiều dài lớn nhất).

Trường hợp dừng thi công ép cọc khi hoàn thiện công trình

Hoặc trong điều kkiện lực ép trước khi dừng trong khoảng (Pep)min (lực ép nhỏ nhất) <= (Pep)KT  (lực ép tại thời điểm dừng)<= (Pep)max (lực ép lớn nhất). Khi đã đạt được 2 điều kiện trên thì chính là thời điểm đã đạt điều kiện dừng việc thi công ép cọc bê tông.

Trường hợp dừng thi công ép cọc khi hoàn thiện công trình

Ngoài ra, với trường hợp chưa đủ 2 điều kiện trên, thì người công nhân cần phải báo ngay cho đội ngũ kỹ sỹ và chủ công trình để khảo sát lại địa chất, cũng như tính toán lại để đảm bảo chất lượng và độ an toàn cho công trình.

Trường hợp dừng thi công khi có sự cố xảy ra

Có rất nhiều các trường hợp thi công xảy ra sự cố khiến phải dừng công trình thi công và mỗi trường hợp đều có những sự cố khác nhau, nguyên nhân có thể do khách quan hoặc chủ quan. Tuy nhiên, vẫn có một vài các trường hợp phổ biến thường xuyên xảy ra, điển hình có thể kể đến:

  • Cọc bê tông bị nghiêng, lệch khỏi vị trí so với bản vẽ thiết kế ban đầu do gặp phải chướng ngại vật hoặc do mũi cọc khi chế tạo có độ vát không đều.
  • Công bê tông ép xuống khoảng 50cm đến 100cm đầu tiên thì bị cong hoặc xuất hiện vết nứt gãy ở chân cọc, do gặp vật cứng cản trở quá trình thi công.
  • Cọc chưa đủ độ sau so với bản thiết kế nhưng áp lực máy đã đạt do lớp cát hạt trung tính bị ép quá chặt hoặc do gặp vật cản.
  • Cọc được ép đến độ sâu cần thiết, nhưng áp lực trên máy chưa đạt chuẩn theo yêu cầu bản thiết kế, do đầu cọc chưa đến lớp cát hạt trung, gặp thấu kính, đất yếu,...
  • Kỹ thuật thi công ép cọc không đáp ứng được tiêu chuẩn sử dụng, cũng như khi thiết kế thi công ép cọc.

Trường hợp dừng thi công khi có sự cố xảy ra

Vậy bên trên là những điều kiện để dừng việc thi công ép cọc bê tông mà chúng tôi gửi đến các bạn. Nếu bạn đang cần tìm hiểu thêm các kiến thức khác về lĩnh vực thi công ép cọc thì hãy tham khảo thêm ở các bài viết khách của Ép Cọc Hoàng Thanh nhé.

Dịch vụ khác