Hiện nay, trong các dự án xây dựng sử dụng phương pháp ép cọc bê tông, thường dùng hai loại cọc phổ biến là cọc kích thước 200x200 và cọc 250x250.
Nếu bạn còn thắc mắc về những loại cọc này và những đặc điểm khác biệt của chúng, hãy cùng Ép Cọc Hoàng Thanh khám phá chi tiết hơn trong bài viết dưới đây từ chúng tôi nhé.
Cọc bê tông là loại cọc được thiết kế với lõi thép bọc bên ngoài bằng bê tông, thường có kích thước khoảng 200mm x 200mm và 250mm x 250mm, tùy thuộc vào các hạng mục của công trình.
Tùy vào từng hạng mục của công trình, chủ đầu tư cần lựa chọn loại cọc phù hợp để đảm bảo chất lượng thi công cũng như tối ưu chi phí.
Trong đó, cọc bê tông 200x200 và 250x250 được sản xuất nhằm phục vụ việc thi công nền móng cho các công trình nhà dân có trọng tải dưới 100 tấn.
Cùng với sự phát triển vượt bậc của cơ sở hạ tầng, việc sử dụng các loại cọc bê tông 200x200 và 250x250 đang trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, để có thể lựa chọn được được một sản phẩm phù hợp là một việc không hề đơn giản.
Bởi vậy, dưới đây Ép Cọc Hoàng Thanh xin chia sẻ tới các bạn thông số kỹ thuật và sức chịu tải của hai loại cọc này, giúp bạn có thể dễ dàng lựa chọn được một sản phẩm phù hợp.
Sức chịu tải và thông số kỹ thuật cọc bê tông 200x200 |
Sức chịu tải và thông số kỹ thuật cọc bê tông 250x250 |
Kích thước cọc: 20mm x 20mm | Kích thước cọc: 25mm x 25mm |
Chiều dài cọc đại trà: 3m, 4m, 5m, 6m | Chiều dài cọc đại trà: 3m, 4m, 5m, 6m, 7m, 8m |
Tiêu chuẩn cọc: ISO-9002 | Tiêu chuẩn cọc: ISO-9002 |
Mác cọc bê tông: #250 | Mác cọc bê tông: #250 |
Loại thép chủ cọc: 4D14 | Loại thép chủ cọc: 4D16 |
Loại thép cọc: Hòa Phát, Việt Úc, Việt Đức | Loại thép cọc: Hòa Phát, Việt Úc, Việt Đức |
Lực ép tải đầu cọc: 40 tấn - 60 tấn | Lực ép tải đầu cọc: 60 tấn - 140 tấn |
Sức chịu tải cọc: 20 tấn - 30 tấn | Sức chịu tải cọc: 30 tấn - 70 tấn |
Thi công giàn máy: Neo, Tải, Robot | Thi công giàn máy: Neo, Tải, Robot |
Hạng mục thi công: Nhà dân | Hạng mục thi công: Nhà dân và dự án |
Cọc bê tông cốt thép 200x200 và 250x250 thường được sử dụng cho các loại móng nhà khác nhau tùy thuộc vào điều kiện địa chất và tải trọng công trình.
Ngoài ra, việc lựa chọn kích thước cọc cũng cần xem xét các yếu tố như tải trọng của công trình, độ sâu đặt cọc và đặc điểm của nền đất. Tham khảo ý kiến của kỹ sư địa chất hoặc kết cấu để đưa ra quyết định chính xác hơn.
Khi xây dựng bất cứ một công trình nào thì nền móng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để có thể đánh giá được độ bền, cũng như chất lượng thi công của công trình.
Bởi vậy, việc thi công ép cọc bê tông đã trở thành một dịch vụ vô cùng cần thiết đối với mọi công trình xây dựng như nhà dân, cửa hàng, nhà xưởng, nhà cao tầng,...
Vậy trên đây là những kiến thức về cọc bê tông 200x200 và cọc bê tông 250x250 mà chúng tôi giới thiệu tới các bạn. Nếu bạn đang cần tìm hiểu thêm các thông tin và kiến thức hữu ích khác, thì hãy tham khảo thêm các bài viết khác của Ép Cọc Hoàng Thanh nhé.